"Yêu thương bản thân" là tiền đề cơ bản nhất để có cuộc sống hạnh phúc viên mãn, bền vững và giúp bạn có năng lực yêu thương người khác. 

 

"Yêu thương bản thân" là một khái niệm khá mơ hồ, mà đa số chúng ta chưa từng được hướng dẫn một cách cụ thể, và cũng chưa thực sự quan tâm đến một cách đúng mực.

Chúng ta mải mê chạy theo sự nghiệp, tiền bạc, các mối quan hệ, và nghĩ rằng đó là những điều rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta mà không thể nào buông bỏ được dù chúng ta rất mệt mỏi và đuối sức.

Nhưng đến khi kiệt sức, gục ngã hoặc thất bại, chúng ta chỉ có cách duy nhất là ôm ấp chính bản thân mình, lắng nghe bản thân mình và xác định lại xem điều gì thực sự là ý nghĩa với chính mình.

Vậy lý do gì khiến chúng ta cứ mải mê đi theo những áp lực ở bên ngoài mà đánh rơi mất chính bản thân mình? Tại sao chúng ta không thể yêu thương mình một cách đúng mực, mọi lúc, mọi nơi và không để bản thân mình bị kiệt sức hay lầm lạc?

yêu thương bản thân

Có 3 nguyên nhân chính:

Thứ nhất, do chúng ta đặt sai ưu tiên ngay từ trong ý thức. 

Bạn có nhớ câu chuyện của con khỉ, khi đưa trước mặt nó sấp tiền và nải chuối, con khỉ sẽ chọn chuối, vì nó không biết rằng tiền sẽ mua được rất nhiều chuối. 

Con người chúng ta cũng vậy, sức khoẻ có thể làm ra rất nhiều tiền và mối quan hệ, nhưng chúng ta lại lấy tiền bạc và các mối quan hệ là lý do để huỷ hoại sức khoẻ của mình.

Tháp nhu cầu nổi tiếng của nhà Tâm lý học Abraham Maslow dạy chúng ta những điều này:

Thap nhu cau Maslow - Lam Thu HuyenTháp nhu cầu của Nhà tâm lý học Abraham Maslow

Nhìn vào tháp nhu cầu trên, chúng ta thấy rằng con người có xu hướng thường tập trung vào nhu cầu Từ tầng thứ 3 trở lên. Và họ coi rằng các nhu cầu ở tầng 1, 2 là các nhu cầu "Thấp nhất". Trong não bộ của con người, thường "thấp" có nghĩa là "không giá trị". Nên chúng ta chỉ coi nó là "Điều cần có" chứ không phải "Điều quan trọng nhất, giá trị nhất". Trong khi hiểu một cách đúng đắn, tầng 1, 2 là những Nhu cầu "Cơ bản và quan trọng nhất". 

Chúng ta thử test xem, bạn có thực sự coi Sức khoẻ và sự An toàn của mình là quan trọng nhất chưa? 

Nếu trong tay bạn đang có 2 thứ, 1 thứ quan trọng nhất và 2 thứ ít quan trọng hơn, nếu mất đi 2 thứ ít quan trọng hơn mà vẫn giữ được thứ quan trọng nhất, hẳn bạn sẽ vẫn cảm thấy ổn?

Nếu trong tay bạn đang có sức khoẻ, và tiền bạc, tình yêu, nhưng nếu bây giờ bạn đã mất tất cả tiền bạc, tình yêu, chỉ còn lại sức khoẻ, bạn có thấy ổn không? 

Rồi, trả lời câu hỏi trên xong, chắc hẳn bạn sẽ thấy rằng mình đang không hề trân trọng sức khoẻ và sự sống, như nhu cầu thiết yếu của mình bằng những điều khác. Hãy trung thực với chính bản thân mình. 

Và tất nhiên, những điều không được coi trọng thì không được chăm sóc đúng mực, điều gì không được trân trọng sẽ mất đi, đó chính là sức khoẻ và sự bình yên của bạn. 

Nếu bạn hiểu rằng, những nhu cầu cơ bản nhất của bạn là những nhu cầu quan trọng nhất, có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng với cuộc sống hơn, và sẽ tỉnh táo lựa chọn những điều phù hợp với bản thân mình mà không khiến mình mất đi những thứ quan trọng nhất. Ở đây, cái chúng ta thường mất, là sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần của mình. Trong 1 bài đăng khác, tôi đã nói về việc cơ thể chúng ta phản ứng và cầu cứu khi tinh thần bị ảnh hưởng như thế nào. 

Thứ hai, chúng ta không biết "cách chăm sóc" bản thân đúng nghĩa:

Đa số những điều chúng ta dành cho bản thân dừng lại ở mức: ăn uống khoa học, ngủ nghỉ điều độ, tập thể dục thể thao, mua sắm những thứ mình thích, đi du lịch, nghỉ ngơi... (Ngay cả những điều này đôi khi cũng không được thực hiện đầy đủ, vì công việc, vì tiền bạc, vì con cái...)
Chúng ta thường chạy theo áp lực của cuộc sống mà quên mất những nhu cầu cơ bản mà bản thân chúng ta bắt buộc cần có để có sự bình yên và hạnh phúc thực sự:

1- Trân trọng và nâng niu cơ thể của mình

2- Chấp nhận và yêu thương bản thân vô điều kiện (Đây là quyền cơ bản của chúng ta khi được sinh ra), ngưng chỉ trích, chạy theo những tiêu chuẩn của xã hội hoặc người khác

3- Lắng nghe, thấu hiểu và khám phá những nhu cầu của bản thân

4- Sẵn sàng nói "không" với những điều bạn không muốn, không xứng đáng

5- Học hỏi, phát triển và kỷ luật bản thân, như cách bạn cũng đang và sẽ nuôi dạy thế hệ sau

Thứ ba, khắc phục những rào cản ngăn cản bạn dành tình yêu cho bản thân:

Có khi nào bạn thấy rằng, những điều trên, nói thì rất dễ, nhưng làm thì rất khó? Chúng ta đa số bị ngăn cản không thể hành động được dù ý thức rất muốn, bởi trong vô thức, trong một thời gian dài chúng ta đã hình thành và duy trì hệ thống những niềm tin và thế giới quan tiêu cực, ngăn trở chúng ta thay đổi. Vậy việc rõ ràng nhất chúng ta có thể làm cho bản thân mình lúc này là thay đổi chúng từ gốc rễ

+ Tìm lại mục đích sống, những mục tiêu thực sự giá trị

+ Xây dựng lại hệ giá trị và tầm nhìn của bản thân

+ Xây dựng lại những niềm tin tích cực, thực tế và hỗ trợ chúng ta thành công, hạnh phúc trong cuộc đời

+ Tha thứ, chữa lành những tổn thương trong quá khứ

+ Phát triển tình yêu thương và lòng biết ơn với thực tại

Tình yêu thương với bản thân là một quá trình, và khi hiểu được gốc rễ, chúng ta sẽ biết mình là ai, mình nên làm gì trong mọi hoàn cảnh để bảo vệ được hạnh phúc của chính mình, mà không cần những hướng dẫn khô cứng gạch đầu dòng (nên làm gì trong trường hợp này?). Mong muốn nắm giữ được hạnh phúc của chính mình và học cách bảo vệ nó là những suy nghĩ và hành động đầu tiên của mỗi chúng ta để bước đi trên con đường hạnh phúc viên mãn.

SBI cung cấp khoá học "Yêu thương bản thân đầy đủ và đúng cách" giúp bạn có được lộ trình tổng quan, gốc rễ và những hướng dẫn cụ thể. Liên hệ Hotline 0866780379 để đăng ký và được đào tạo tư vấn trực tiếp bởi Chuyên gia Lâm Thu Huyền.