Trầm cảm là vấn đề tâm lý khá phổ biến hiện nay, và có nhiều mức độ từ nhẹ tới nặng. Đa số người bị trầm cảm nhẹ không biết rằng mình đang bị rơi vào trầm cảm.
Nếu bạn cảm thấy không vui, buồn rầu hoặc chán nản, khó chịu tức giận... thì đây là cảm xúc tâm lý thông thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này không cải thiện hoặc tệ hơn trong 2 tuần trở lên, và bạn có 1 số dấu hiệu như:
+ U buồn sầu não, mất hứng thú
+ Tăng giảm cân nặng, mất ngủ, đau đầu
+ Mệt mỏi, chậm chạp, uể oải
+ Cảm thấy vô gía trị hoặc ngu ngốc, tội lỗi
+ Cảm thấy trống rỗng, mất phương hướng
+ Mất tập trung
+ Nghĩ đến cái chết
Thì bạn đã có dấu hiệu đã bị trầm cảm.
Sử dụng bảng câu hỏi sau đây để tự đánh giá sơ bộ mức độ Trầm cảm của bạn.
Phần 1: Thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton
Câu 1 - Khí sắc trầm (thái độ rầu rĩ, bi quan về tương lai, có cảm giác buồn bã, khóc lóc)
- Không có triệu chứng khí sắc buồn
- Có cảm giác buồn hoặc lo lắng nhất thời, không có dấu hiệu trầm cảm rõ rệt
- Tỏ ra buồn, thấy đau khổ, bi quan, thỉnh thoảng khóc lóc, hoạt động sút kém
- Có dấu hiệu cơ thể của trầm cảm: chậm chạp hoặc có chút kích động, cảm giác tuyệt vọng
- Trầm cảm nặng với các dấu hiệu: hoang tưởng liên quan đến cái chết, tự sát. Bất động hoặc kích động.
Câu 2 - Cảm giác tội lỗi
- Không có cảm giác tội lỗi
- Có một số hối hận nhỏ về hành vi đã qua. Có xu hướng tự buộc tội mình về những chuyện lặt vặt
- Cảm giác tội lỗi nghiền ngẫm, tự cố trách mình vì những sai lầm hoặc hành vi tội lỗi
- Tin rằng mình bị bệnh là do bị trừng phạt, hoang tưởng bị buộc tội. Thường nghĩ rằng mình bị tội nặng, bị trừng phạt
- Có ảo giác bị buộc tội (có ảo thanh buộc tội hoặc tố cáo, có ảo thị đe dọa)
Câu 3 - Tự sát
- Không có
- Cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa
- Có ý tưởng tự sát thoáng qua. Coi tự sát là một giải pháp tốt
- Có ý tưởng tự sát rõ rệt. Đã có dự định tự sát
- Có kế hoạch và chuẩn bị tự sát
Câu 4 - Mất ngủ - giai đoạn đầu (khó đi vào giấc ngủ)
- Không có dấu hiệu
- Đôi khi
- Thường xuyên
Câu 5 - Mất ngủ - giai đoạn giữa (than phiền bị quấy rầy và có cảm giác bồn chồn suốt đêm. Tỉnh giấc trong đêm)
- Không có
- Đôi khi
- Thường xuyên
Câu 6 - Mất ngủ - Giai đoạn cuối (thức dậy sớm hơn nhiều giờ vào buổi sángvà không thể ngủ lại được)
- Không có
- Đôi khi
- Thường xuyên
Câu 7 - Công việc và hoạt động
- Làm việc và hoạt động bình thường
- Kém nhiệt tình, dè dặt, thụ động, dễ chán nản. Có ý nghĩ về cảm giác bất lực liên quan đến hoạt động.
- Mất hứng thú vào các sở thích, giảm các hoạt động xã hội
- Giảm hiệu quả công việc
- Không thể làm việc được. Bỏ việc chỉ vì bệnh hiện tại
Câu 8 - Chậm chạp (chậm chạp trong suy nghĩ, lời nói, hoạt động, lãnh đạm, sững sờ)
- Không có biểu hiện chậm chạp
- Có một chút chậm chạp trong lúc khám
- Rất chậm chạp trong lúc khám
- Hoàn toàn sững sờ
Câu 9 - Kích động (cảm giác bồn chồn kết hợp với lo âu)
- Không có
- Đôi khi
- Thường xuyên
Câu 10 - Lo âu (triệu chứng tâm lý)
- Không có
- Căng thẳng, cáu gắt
- Lo lắng về những điều nhỏ nhặt
- Thường xuyên lo lắng, bứt rứt
- Hoảng sợ
Câu 11 - Lo âu (triệu chứng cơ thể: khó tiêu, tim đập nhanh, đau đầu, khó thở)
- Không có
- Có triệu chứng nhẹ
- Triệu chứng rõ rệt
- Triệu chứng nghiêm trọng
- Mất khả năng làm việc
Câu 12 - Triệu chứng cơ thể - dạ dày và ruột (mất sự ngon miệng, cảm giác nặng bụng, táo bón)
- Không có
- Có triệu chứng nhẹ
- Triệu chứng nghiêm trọng
Câu 13 - Triệu chứng cơ thể chung (cảm giác nặng nề ở chân tay, lưng hay đầu, đau lưng lan tỏa, bất lực và mệt nhọc)
- Không có
- Triệu chứng nhẹ
- Triệu chứng rõ rệt
Câu 14 - Triệu chứng sinh dục (mất hứng thú tình dục, rối loạn kinh nguyệt)
- Không có
- Triệu chứng nhẹ
- Triệu chứng rõ rệt
Câu 15 - Nghi ngờ mắc bệnh
- Không có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh
- Quá quan tâm đến cơ thể
- Quá quan tâm đến sức khỏe
- Phàn nàn nhiều về sức khỏe
- Có hoang tưởng nghi bệnh
Câu 16 - Sút cân
- Không bị sút cân
- Sút cân nhẹ
- Sút cân nhiều hoặc trầm trọng
Câu 17 - Nhận thức (được đánh giá qua trình độ và nền văn hóa của người bệnh)
- Không mất nhận thức
- Mất một phần nhận thức hay nhận thức không rõ ràng
- Mất nhận thức
Câu 18 (không tính điểm) - Thay đổi trong ngày và đêm (triệu chứng xấu hơn về buổi sáng hoặc buổi tối)
- Không có sự thay đổi
- Có chút thay đổi: sáng - tối
- Có sự thay đổi rõ rệt: sáng - tối
Phần 2: Cách tính điểm:
Điểm tổng 0 - 7: Không có trầm cảm
Điểm tổng 8 - 13: Trầm cảm nhẹ
Điểm tổng 14 - 18: Trầm cảm vừa
Điểm tổng 19 - 22: Trầm cảm nặng
Điểm tổng từ 23 trở lên: Trầm cảm rất nặng
Lưu ý:
Kết quả từ việc test nhanh có thể cho bạn thấy sơ bộ mức độ trầm cảm của mình để có những điều chỉnh kịp thời trong cuộc sống,
Tuy nhiên để có kết quả chính xác (đặc biệt là các trường hợp trầm cảm nặng), bạn cần tới các cơ sở y tế để được kiểm tra toàn diện về tâm lý + não bộ với các bác sỹ chuyên khoa sức khoẻ tâm thần, cũng như gặp các chuyên gia tâm lý để được tham vấn. Điều này không chỉ giúp cho bạn có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về vấn đề mình đang gặp phải, mà có thể áp dụng chính xác và hiệu quả các biện pháp điều trị cần thiết (thuốc - liệu pháp sinh học, trị liệu tâm lý...)
Nếu bạn có triệu chứng phức hợp giữa trầm cảm và lo âu, khuyến nghị bạn nên làm thêm bài test Trầm cảm - Lo âu - Stress và bài test Lo âu.
https://trilieutamly.net.vn/test-tram-cam-lo-au-stress
https://trilieutamly.net.vn/test-lo-au
Mọi thắc mắc hoặc đặt lịch tư vấn xin liên hệ:
Hotline: 0866780379
Email: thaiduongsbi@gmail.com
Tìm hiểu thêm về trầm cảm và cách điều trị:
Tại sao bệnh nhân Trầm cảm uống thuốc lâu năm không khỏi?
Báo chí chia sẻ về quy trình trị liệu trầm cảm hiệu quả của SBI
Khoá học Tự chiến thắng Trầm cảm Tại nhà